Quan điểm của các Tôn giáo về Moses Moses

Do Thái giáo

Có nhiều truyện kể và các chi tiết khác về Moses được tìm thấy trong thứ kinh Do Thái và một trường phái giải kinh gọi là Midrash, cũng như trong các tác phẩm khác của Do Thái như luật pháp truyền khẩu, MishnahTalmud.[85]

Các sử gia Do Thái sinh sống ở Alexandria như Eupolemus tin rằng Moses đã dạy bảng chữ cái cho dân Phoenicia,[86] tương tự với Thoth. Artapanus thành Alexandria công khai đồng nhất Moses không chỉ với Thoth/Hermes mà còn với Musaeus (mà ông gọi là "thầy của Orpheus"), và cho rằng chính Moses là người chia Ai Cập thành 36 tỉnh. Ông cũng kể tên vị công chúa đã trưởng dưỡng Moses là Merris, vợ của Pharaoh Chenephres.[87]

Theo những người Do Thái giáo Chính thống, Moses là Moshe Rabbenu, `Eved HaShem, Avi haNeviim zya"a.[85] Ông được xưng tụng là "Moshe Lãnh tụ của chúng ta", "Tôi tớ của Thiên Chúa", và "Cha của mọi nhà tiên tri".[85]

Cơ Đốc giáo

Đối với tín hữu Cơ Đốc, Moses – được nhắc đến trong Tân Ước nhiều hơn bất cứ nhân vật Cựu Ước nào khác – thường được xem là biểu tượng cho luật pháp của Thiên Chúa, luật pháp này được xác lập và dẫn giải trong các giáo huấn của Chúa Giê-xu. Các tác giả Tân Ước thường so sánh lời giảng và hành động của Chúa Giê-xu với Moses nhằm giải thích sứ mệnh của ngài. Ví dụ như Công vụ các Sứ đồ 7: 39-43, 51-53[88] trình bày sự tương đồng giữa thái độ của người Do Thái cổ đại khi họ khước từ Moses để quay sang thờ lạy tượng bò vàng với thái độ của người Do Thái thời Tân Ước khi khước từ Chúa Giê-xu.

Moses cũng được nhắc đến trong các thông điệp của Chúa Giê-xu. Khi gặp Nicodemus, Chúa Giê-xu cũng đề cập đến sự kiện ngày xưa trong hoang mạc, Moses đã treo con rắn bằng đồng để người dân Israel ngước xem mà được chữa lành, để giải thích việc ngài sẽ bị treo trên thập tự giá (sự chếtsự phục sinh của Chúa Giê-xu) để cứu những kẻ tin.[89] Trong chương sáu của Phúc âm Giăng (hoặc Gioan), Chúa Giê-xu giải thích rằng không phải Moses, nhưng chính là Thiên Chúa, đã ban bánh manna cho dân chúng khi họ sống trong hoang mạc. Nhân đó, Chúa Giê-xu tỏ cho họ biết ngài là "bánh của sự sống; ai đến cùng ta chẳng hề đói, và ai tin ta chẳng hề khát".[90]

Moses, tranh khắc nổi tại Hạ viện Hoa Kỳ.

Cùng với Elijah (Ê-li-a hoặc Ê-li), Moses hiện diện trong lần nói chuyện cùng Chúa Giê-xu trong sự kiện hóa hình được chép trong Phúc âm Matthew 17,[91] Mark 9,[92] và Lu-ca 9.[93]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Moses http://www.biblegateway.com/passage/?book_id=2&cha... http://www.biblegateway.com/passage/?search=Deuter... http://www.biblegateway.com/passage/?search=Exodus... http://www.biblegateway.com/passage/?search=Exodus... http://www.biblegateway.com/passage/?search=Exodus... http://www.biblegateway.com/passage/?search=Exodus... http://www.biblegateway.com/passage/?search=Exodus... http://www.biblegateway.com/passage/?search=Exodus... http://www.biblegateway.com/passage/?search=Exodus... http://www.biblegateway.com/passage/?search=Exodus...